1. Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
⦁ Hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam đến các nước trên thế giới.
⦁ Hàng hóa vận chuyển từ các nước trên thế giới về Việt Nam.
2.Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Công ty bảo hiểm Bưu Điện nhận bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ICC 1/11982 (Institute Cargo Clauses - điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành và được sử dụng rộng rãi trên thế giới).
Bảng so sánh các rủi ro được/ không được bảo hiểm
Rủi ro | ICC (A) | ICC (B) | ICC (C) |
Cháy và nổ | |||
Tàu/ phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm, lật úp | |||
Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh | |||
Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước | |||
Dỡ hàng tại cảng lánh nạn | |||
Động đất, núi lửa phun, sét đánh | |||
Hy sinh tổn thất chung | |||
Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu | |||
Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu, xà lan, hầm tàu, container hoặc nơi chứa hàng | |||
Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp/ dỡ hàng | |||
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ | |||
Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng | X |
Trong đó: V là được bảo hiểm, X là không được bảo hiểm
Những loại trừ trong đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:
- Điều khoản các loại trừ chung: hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm; rò chảy, hao hụt trọng lượng thông thường; tổn thất do đóng gói chưa đúng quy cách; hư hỏng do khuyết tật vốn có, tính chất riêng của hàng; hư hỏng do sự chậm trễ; hư hỏng do tình trạng không trả được nợ; hư hỏng do vũ khí chiến tranh, năng lượng nguyên tử.
- Điều khoản loại trừ sự không phù hợp và không đủ khả năng đi biển.
- Điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh: mất mát, hư hỏng do chiến tranh, nội chiến
- Điều khoản loại trừ rủi ro đình công: mất mát, hư hỏng do người đình công; hậu quả của đình công; khủng bố.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do Người được bảo hiểm kê khai và được PTI chấp nhận. Thông thường giá trị bảo hiểm được tính dựa trên: giá trị của lô hàng theo Hợp đồng, hoá đơn mua bán cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Thông thường số tiền bảo hiểm nhận bảo hiểm tối đa không vượt quá 110% giá trị hàng hóa tính theo giá CIF.
Trong đó: C: là giá trị hàng hóa; F: là cước phí vận chuyển; R: là tỷ lệ phí bảo hiểm (chưa gồm VAT)
Cho em hỏi ! Là e đang đóng BH do tháng đó e nghĩ 20 ngày nên ctuy ngừng đóng cho e thang đó nhưng vẫn đóng BH y tế . là cho mình vẫn Sài đc thể BH nên e đi khám đc nghĩ ba hôm hưởng BH như vậy BH có trả tiền cho e bà ngày trong tháng đó không ạ . mà ctuy tuy bảo không đc hưởng a .vậy có đúng không ạ
Trả lờiXóa